Trái với óc luận lý , có cái lương tri , hay đúng hơn là tinh thần cận nhân tình . Tôi cho tinh thần cận nhân tình là lý tưởng cao cả , lành mạnh về phương diện tu dưỡng
và con người cận nhân tình là mẫu người có giáo dục , có kiến thức nhất. Không ai có thể hoàn toàn được , chỉ có thể trở nên người dễ thương và cận nhân tình thôi. Tôi mong mỏi được thấy một thời mà mọi dân tộc trên thế giới có tinh thần đó trong việc nhà và việc nước. Các quốc gia hợp nhân tình sống yên ổn với nhau ; vợ chồng hợp nhân tình vui vẻ với nhau. Lựa rễ , tôi chỉ cần một tiêu chuẩn này :- phải là người cận nhân tình. Không có cặp vợ chồng hoàn hảo nào không cãi nhau bao giờ , mà chỉ có những cặp vợ chồng cãi nhau một cách hợp tình hợp lý. Chỉ trong một thế giới mà mọi người đều cận nhân tình thì mới có thể có thái bình và hạnh phúc được.
Tinh thần cận nhân tình là vật quý nhất mà Trung Hoa có thể công hiến cho Tây phương. Tôi không bảo bọn quân phiệt bắt dân chúng đóng trước năm chục năm thuế là cận nhân tình đâu ; tôi chỉ muốn nói rằng tinh thần cận nhân tình là phần
tinh túy của văn hóa Trung Hoa. Hai người Mỹ đã ở Trung Hoa lâu năm ngẫu nhiên chứng thực phát minh đó của tôi. Một vị bảo rằng tất cả xã hội Trung Hoa đặt cơ-sở
trên từ-ngữ " Giảng Lý " - ( nói làm sao cho hợp lý ) . Trong cuộc tranh luận TRung Hoa , luận cứ cuối cùng là :- " cái đó có hợp lý không ". Lời trách cứ nặng nhất và cũng thường dùng nhất là lời này :- " Người đó không giảng lý " ... nghĩa là ăn nói không hợp tình hợp lý. Người nào chịu nhận rằng mình không hợp tình họp lý là mình chịu thua trong cuộc tranh luận rồi.
Trong cuốn " My country and My people " -( Nước tôi và dân tộc tôi ) - Tôi viết
- Đối với người phương Tây , một luận thuyết chỉ cần hợp phép luận lý. Đối với một
người Trung Hoa thì còn phải hợp nhân tình. Hợp nhân tình tức là " Cận tìnhcòn quan trọng hợp luận lý. Tiếng Reasonableness ( hợp lý) của tiếng Anh dịch ra tiếng Trung Hoa là " tình lý " : tình lý , thuộc hai nguyên tố " nhân Tình " và " Thiên Lý "
Tình thuộc về lòng người , lý là định luật của vũ trụ. Người có giáo dục , kiến thức là người hiểu nhân tình và thiên lý. Nho gia sống hòa hợp với lòng người và thiên nhiên để mong thành Thánh nhân. Thánh nhân theo quan niêm của họ chỉ là một
người cận nhân tình , như Khổng Tử mà ai cũng ngưỡng mộ là có lương tri sáng suốt
có nhân tính tự nhiên .
Một tư tưởng nhân tính hóa chỉ là một tư-tưởng cận nhân tình. Người chuyên giảng luận lý luôn luân là kẻ ngụy thiện ( giả đạo đức ) vậy là không hợp nhân tình ,
là la6`m lẫn ; còn người cận nhân tình thì luôn luôn ngờ mình la6`m , vì vậy mà luôn luôn có lý. Người hợp luận lý và người cận nhân tình khác nhau ở đoạn tái bút trong bức thư. Tôi vẫn thích đoạn tái bút trong thư từ của bạn tôi , đặc biệt là những
đoạn nói ngược lại hẳn lời lẽ trong bức thự. Những đoạn đó luôn luôn chứa những tư-tưởng cận nhân tình , những do dự những ý tưởng thông minh , có lương tri. Một tư-tưởng gia đại tài là một người sau khi căm cụi tìm những luận cứ dài dòng để chứng minh một luận thuyết , bỗng do trực giác , do lương tri , thấy mình lầm và chịu rằng mình lầm , hủy bỏ tất cả luận cứ đó. Như vậy là có một tư tưởng cận nhân tình.
Có tinh thần cận nhân tình thì không quyết tin rằng mình phải và người trái , tư-tưởng và hành vi của ta nhờ vậy mà bớt góc cạnh đi. . Tinh thần trái ngược nhau
lại là tinh tha6`n cuồng nhiệt vũ đoán. Quần chúng Trung Hoa có khi cũng dễ bạo động , nhưng tinh thần cận nhân tình của họ đã nhân tính hóa chính thể chuyên chế , tôn giáo và tục mà người ta gọi là tục :- " Khinh thị đàn áp phụ nữ " .Tất nhiên cũng có ngoại lệ nhưng xét theo đại thể thì điều đó đúng. , và tinh thần cận nhân tình làm cho dân chúng Trung Hoa coi các Hoàng Đế , các Ông Thần , Ông Thánh các Ông Chồng Trung Hoa chỉ như những người thường. Hoàng đế Trung Hoa không phải là đấng bán thần như Nhật Bản và tuy các sử gia Trung Hoa dựng nên cái thuyết rằng Hoàn Đế thay Trời trị dân , nhưng nếu họ thất đức không biết trị dân thì sẽ mất sự ủy nhiệm của Trời , dân chúng sẽ chặt đầu họ. và sự thực dân Trung Hoa đã chặt đầu nhiều vị Vua Chúa quá nên không tin rằng họ là thần thánh hoặc bán thần thánh nữa. Các hiền triếtTrung hoa không bị phong thần mà chỉ được coi là vị thầy sáng suốt mà thần thánh Trung Hoa cũng không phải là những kiểu mẫu hoàn thiện , trái lại cũng hủ bại , ăn hối lộ như bọn quan liêu. Cái gì mà bị coi ngoài tình lý thì bị coi là " Bất cận nhân tình và một người thầ thánh quá , hoàn toàn quá thì có thể là một tên Đại Gian vì tâm lý , người đó có cái gì bất thường
Về chính trị. tại các nước âu châu , có một cái gì bất cận nhân tình một cách dị thường trong luân lý hành sử. Tôi không ngại lý thuyết phát xít hay cộng sản bằng sợ tinh thần cuồng nhiệt trong lý thuyết đó và sợ cái phương pháp mà người ta dùng
để đưa lý thuyết đó đến chỗ phi lý. Kết quả các gia trị đảo điên hết, môn chánh trị học , môn nhân loại học , nghệ thuật tuyên truyền , ái quốc , khoa học , chánh phủ ,
tôn giáo lẫn lộn với nhau một cách đáng lo. Tai hại nhất là có sự đảo lộn các tương quan quyền lợi của quốc gia và cá nhân. Chỉ có tinh thần bệnh hoạn mới có thể biến quốc gia thành một vị thần , một ngẫu tượng nuốt sống các quyền lợi cá nhân.
Albert Pauphilet đã nói :- " Không có gì giống nhau bằng tinh thần cực hữu và cực ta " . Đặc tính của hai chế độ và hai ý thức hệ đó là trước hết tin vào sức mạnh và quyền lực. Tin tưởng này quả là tin tưởng nông nổi , ngu muội nhất của tinh thần phương Tây - Rồi sau nữa là tin ở tất yếu luận lý. Tôi mong rằng sẽ có người nhận thấy nỗi đau khổ của nhân loại do tinh thần luận lý gây ra.
và con người cận nhân tình là mẫu người có giáo dục , có kiến thức nhất. Không ai có thể hoàn toàn được , chỉ có thể trở nên người dễ thương và cận nhân tình thôi. Tôi mong mỏi được thấy một thời mà mọi dân tộc trên thế giới có tinh thần đó trong việc nhà và việc nước. Các quốc gia hợp nhân tình sống yên ổn với nhau ; vợ chồng hợp nhân tình vui vẻ với nhau. Lựa rễ , tôi chỉ cần một tiêu chuẩn này :- phải là người cận nhân tình. Không có cặp vợ chồng hoàn hảo nào không cãi nhau bao giờ , mà chỉ có những cặp vợ chồng cãi nhau một cách hợp tình hợp lý. Chỉ trong một thế giới mà mọi người đều cận nhân tình thì mới có thể có thái bình và hạnh phúc được.
Tinh thần cận nhân tình là vật quý nhất mà Trung Hoa có thể công hiến cho Tây phương. Tôi không bảo bọn quân phiệt bắt dân chúng đóng trước năm chục năm thuế là cận nhân tình đâu ; tôi chỉ muốn nói rằng tinh thần cận nhân tình là phần
tinh túy của văn hóa Trung Hoa. Hai người Mỹ đã ở Trung Hoa lâu năm ngẫu nhiên chứng thực phát minh đó của tôi. Một vị bảo rằng tất cả xã hội Trung Hoa đặt cơ-sở
trên từ-ngữ " Giảng Lý " - ( nói làm sao cho hợp lý ) . Trong cuộc tranh luận TRung Hoa , luận cứ cuối cùng là :- " cái đó có hợp lý không ". Lời trách cứ nặng nhất và cũng thường dùng nhất là lời này :- " Người đó không giảng lý " ... nghĩa là ăn nói không hợp tình hợp lý. Người nào chịu nhận rằng mình không hợp tình họp lý là mình chịu thua trong cuộc tranh luận rồi.
Trong cuốn " My country and My people " -( Nước tôi và dân tộc tôi ) - Tôi viết
- Đối với người phương Tây , một luận thuyết chỉ cần hợp phép luận lý. Đối với một
người Trung Hoa thì còn phải hợp nhân tình. Hợp nhân tình tức là " Cận tìnhcòn quan trọng hợp luận lý. Tiếng Reasonableness ( hợp lý) của tiếng Anh dịch ra tiếng Trung Hoa là " tình lý " : tình lý , thuộc hai nguyên tố " nhân Tình " và " Thiên Lý "
Tình thuộc về lòng người , lý là định luật của vũ trụ. Người có giáo dục , kiến thức là người hiểu nhân tình và thiên lý. Nho gia sống hòa hợp với lòng người và thiên nhiên để mong thành Thánh nhân. Thánh nhân theo quan niêm của họ chỉ là một
người cận nhân tình , như Khổng Tử mà ai cũng ngưỡng mộ là có lương tri sáng suốt
có nhân tính tự nhiên .
Một tư tưởng nhân tính hóa chỉ là một tư-tưởng cận nhân tình. Người chuyên giảng luận lý luôn luân là kẻ ngụy thiện ( giả đạo đức ) vậy là không hợp nhân tình ,
là la6`m lẫn ; còn người cận nhân tình thì luôn luôn ngờ mình la6`m , vì vậy mà luôn luôn có lý. Người hợp luận lý và người cận nhân tình khác nhau ở đoạn tái bút trong bức thư. Tôi vẫn thích đoạn tái bút trong thư từ của bạn tôi , đặc biệt là những
đoạn nói ngược lại hẳn lời lẽ trong bức thự. Những đoạn đó luôn luôn chứa những tư-tưởng cận nhân tình , những do dự những ý tưởng thông minh , có lương tri. Một tư-tưởng gia đại tài là một người sau khi căm cụi tìm những luận cứ dài dòng để chứng minh một luận thuyết , bỗng do trực giác , do lương tri , thấy mình lầm và chịu rằng mình lầm , hủy bỏ tất cả luận cứ đó. Như vậy là có một tư tưởng cận nhân tình.
Có tinh thần cận nhân tình thì không quyết tin rằng mình phải và người trái , tư-tưởng và hành vi của ta nhờ vậy mà bớt góc cạnh đi. . Tinh thần trái ngược nhau
lại là tinh tha6`n cuồng nhiệt vũ đoán. Quần chúng Trung Hoa có khi cũng dễ bạo động , nhưng tinh thần cận nhân tình của họ đã nhân tính hóa chính thể chuyên chế , tôn giáo và tục mà người ta gọi là tục :- " Khinh thị đàn áp phụ nữ " .Tất nhiên cũng có ngoại lệ nhưng xét theo đại thể thì điều đó đúng. , và tinh thần cận nhân tình làm cho dân chúng Trung Hoa coi các Hoàng Đế , các Ông Thần , Ông Thánh các Ông Chồng Trung Hoa chỉ như những người thường. Hoàng đế Trung Hoa không phải là đấng bán thần như Nhật Bản và tuy các sử gia Trung Hoa dựng nên cái thuyết rằng Hoàn Đế thay Trời trị dân , nhưng nếu họ thất đức không biết trị dân thì sẽ mất sự ủy nhiệm của Trời , dân chúng sẽ chặt đầu họ. và sự thực dân Trung Hoa đã chặt đầu nhiều vị Vua Chúa quá nên không tin rằng họ là thần thánh hoặc bán thần thánh nữa. Các hiền triếtTrung hoa không bị phong thần mà chỉ được coi là vị thầy sáng suốt mà thần thánh Trung Hoa cũng không phải là những kiểu mẫu hoàn thiện , trái lại cũng hủ bại , ăn hối lộ như bọn quan liêu. Cái gì mà bị coi ngoài tình lý thì bị coi là " Bất cận nhân tình và một người thầ thánh quá , hoàn toàn quá thì có thể là một tên Đại Gian vì tâm lý , người đó có cái gì bất thường
Về chính trị. tại các nước âu châu , có một cái gì bất cận nhân tình một cách dị thường trong luân lý hành sử. Tôi không ngại lý thuyết phát xít hay cộng sản bằng sợ tinh thần cuồng nhiệt trong lý thuyết đó và sợ cái phương pháp mà người ta dùng
để đưa lý thuyết đó đến chỗ phi lý. Kết quả các gia trị đảo điên hết, môn chánh trị học , môn nhân loại học , nghệ thuật tuyên truyền , ái quốc , khoa học , chánh phủ ,
tôn giáo lẫn lộn với nhau một cách đáng lo. Tai hại nhất là có sự đảo lộn các tương quan quyền lợi của quốc gia và cá nhân. Chỉ có tinh thần bệnh hoạn mới có thể biến quốc gia thành một vị thần , một ngẫu tượng nuốt sống các quyền lợi cá nhân.
Albert Pauphilet đã nói :- " Không có gì giống nhau bằng tinh thần cực hữu và cực ta " . Đặc tính của hai chế độ và hai ý thức hệ đó là trước hết tin vào sức mạnh và quyền lực. Tin tưởng này quả là tin tưởng nông nổi , ngu muội nhất của tinh thần phương Tây - Rồi sau nữa là tin ở tất yếu luận lý. Tôi mong rằng sẽ có người nhận thấy nỗi đau khổ của nhân loại do tinh thần luận lý gây ra.